1. Phong cách thiết kế nội thất văn phòng Retro
Phong cách Retro hướng đến việc decor văn phòng có sự kết hợp giữa nét đẹp hiện đại cùng các đường nét kiến trúc của thập niên 60 – 80. Văn phòng theo phong cách Retro sẽ mang đến một không gian vừa mới mẻ, vừa hiện đại, vừa thanh lịch, tinh tế nhưng vẫn cổ điển và sang trọng.

Đặc trưng của kiểu phong cách này đó là việc sử dụng giữa những mảng màu nguyên bản như đỏ, đen, xanh, trắng,… kết hợp đối lập nhau, để tạo nên vẻ đẹp vừa rực rỡ vừa năng động cho không gian.
Nhiều người thường nhầm lẫn phong cách Retro với phong cách tân cổ điển. Thay vì tập trung vào các đường nét thiết kế nhưng phong cách tân cổ điển thì phong cách Retro sẽ chủ yếu sử dụng các chất liệu cổ điển, kết hợp với màu sắc để tạo nên một thiết kế ấn tượng.

2. Phong cách thiết kế nội thất văn phòng Scandinavian
Phong cách Scandinavian hay phong cách Bắc Âu là phong cách decor văn phòng làm việc hướng đến sự tinh giản, nhưng vẫn phải đảm bảo công năng sử dụng, mang đến vẻ đẹp vừa tinh tế vừa sang trọng.

Tông màu chủ đạo của thiết kế nội thất văn phòng công ty phong cách này thường là màu trắng. Sau đó kết hợp thêm một số màu sắc yêu thích của các chủ doanh nghiệp để tạo nên một không gian mang hiệu ứng rộng lớn, thoáng đãng và thoải mái. Gỗ chính là chất liệu thường được sử dụng nhất trong phong cách này.

3. Phong cách thiết kế văn phòng nghệ thuật – Art Decor
Phong cách nghệ thuật gắn liền với nhiều phong trào nghệ thuật ấn tượng. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố như các món đồ nội thất, các diện không gian và các đường cong lại với nhau.

Họa tiết trang trí của phong cách Art Decor thường mang tính chiết trung – pha trộn giữa hiện đại và cổ điển. Phong cách nghệ thuật chịu ảnh hưởng từ rất nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Do đó, họa tiết sử dụng cho phong cách thiết kế nội thất văn phòng này vô cùng đa dạng: chim muông, thú rừng, hình khối,…
Phong cách nghệ thuật thường được thiết kế với xu hướng mở, nhằm tối đa hóa diện tích cho văn phòng. Các phòng ban với nhau được thiết kế một cách tự do, không vách ngăn, giúp nhân viên có thể thoải mái di chuyển và giao tiếp qua lại với nhau.

4. Phong cách thiết kế nội thất văn phòng Japan
Phong cách Japan trong thiết kế chính là việc lồng ghép các yếu tố văn hóa Nhật Bản vào trong các thiết kế. Văn phòng thiết kế theo phong cách Japan sẽ được tính toán một cách chi tiết và khoa học để đạt độ chính xác cao, kể cả là những chi tiết nhỏ nhất.

Phong cách Japan thường sử dụng những những loại vật liệu truyền thống như gỗ, tre, kết hợp nhịp nhàng với những vật liệu hiện đại như kính cường lực, kim loại, giúp mang đến một không gian vừa hiện đại nhưng vẫn không mất đi vẻ đẹp truyền thống vốn có.

5. Phong cách thiết kế văn phòng Korea
Nếu như phong cách Japan mang đến vẻ đẹp tinh tế, nhẹ nhàng thì phong cách Korea lại mang vẻ đẹp hiện đại, tiện nghi.
Không gian bên trong phong cách Korea thường được thiết kế theo hướng hiện đại hóa, từ việc phân chia bố cục của không gian, đến việc bày trí và sử dụng những loại thiết bị và nội thất. Từ đó, mang đến một văn phòng vừa hiện đại, vừa tiện nghi cho các doanh nghiệp.

Phong cách decor văn phòng Korea thường sử dụng rất nhiều màu sắc để trang trí như đỏ, vàng, xanh,… nhằm khơi dậy sự hứng thú và tinh thần làm việc cho nhân viên.

6. Phong cách thiết kế văn phòng đa năng
Trong các phong cách thiết kế nội thất văn phòng thì có lẽ phong cách đa năng vẫn còn là cái tên khá xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới, phong cách này đã được sử dụng vô cùng rộng rãi, như văn phòng của Google đã áp dụng phong cách này cho họ từ rất lâu trước đây.

Với phong cách đa năng, văn phòng thông thường sẽ được bày trí kết hợp với các khu vui chơi, để kích thích sự sáng tạo và mang đến sự thoải mái cho nhân viên khi làm việc.

7. Phong cách thiết kế văn phòng thoải mái
Thiết kế văn phòng thoải mái hướng đến tạo một không gian giúp nhân viên vừa làm việc vừa thư giãn, bằng cách xây dựng một không gian chung bao gồm cả không gian làm việc và không gian nghỉ ngơi, vui chơi cho nhân viên.

Ngày nay, phong cách thoải mái ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng để thiết kế văn phòng cho mình. Nhằm mang đến cho nhân viên một không gian làm việc lý tưởng và thoải mái nhất.

8. Phong cách thiết kế văn phòng vui nhộn
Phong cách decor văn phòng làm việc vui nhộn sẽ có nhiều điểm khá tương đồng với phong cách thoải mái. Bởi mục đích chính của phong cách này cũng là nhằm mang đến một không gian tươi mới, vui vẻ, giúp nhân viên loại bỏ căng thẳng, tăng sức sáng tạo và kích thích khả năng làm việc.

Không gian của phong cách vui nhộn thường được tích hợp nhiều yếu tố giúp nhân viên thư giãn như các hình ảnh, các chi tiết trang trí đầy màu sắc.. Đây là phong cách thiết kế văn phòng được ưa chuộng thời gian gần đây.

9. Phong cách thiết kế nội thất văn phòng Luxury
Phong cách Luxury được xem là một bước đột phá trong thiết kế khi có thể vừa mang được những yếu tố cổ điển vào kiến trúc, vừa có thể biến tấu chúng để trở nên mới mẻ, hiện đại hơn nhưng không làm mất đi vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp.

Thông thường, phong cách Luxury sẽ được thiết kế tại văn phòng giám đốc, chủ tịch,… với nhiều chi tiết và nội thất sang trọng, tinh xảo. Nhằm mang đến vẻ đẹp đẳng cấp cho không gian.

10. Phong cách thiết kế văn phòng truyền thống
Ngày nay, dưới sự xuất hiện và phát triển của nhiều phong cách thiết kế văn phòng hiện đại khác, thế nhưng văn phòng truyền thống vẫn rất được yêu thích tại Việt Nam. Bởi những ưu điểm nhất định trong việc phân chia không gian một cách rõ ràng, để tạo sự riêng tư và độc lập cho từng nhân viên.


11. Phong cách thiết kế văn phòng cổ điển
Phong cách cổ điển sẽ chú trọng sử dụng những món đồ nội thất, hay những hoa văn trang trí mang vẻ đẹp truyền thống, đậm chất nghệ thuật. Nhằm tạo ra các giác “hoài cổ” và sang trọng cho không gian.


12. Phong cách thiết kế văn phòng tân cổ điển
Phong cách tân cổ điển là sự kết hợp giữa phong cách cổ điển và phong cách hiện đại để tạo ra một không gian làm việc văn phòng lý tưởng cho nhân viên.

Hiện nay, phong cách cổ điển ngày càng được các doanh nghiệp yêu thích sử dụng. Nhờ vào việc loại bỏ và giảm bớt những chi tiết cầu kỳ của phong cách cổ điển, nhưng vẫn tạo được một không gian vừa tinh tế, vừa sang trọng, đẳng cấp cho doanh nghiệp.

13. Phong cách thiết kế văn phòng linh hoạt
Phong cách decor văn phòng làm việc linh hoạt chú trọng đến việc xây dựng một văn phòng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Yếu tố “động” ở đây chính là hướng đến việc có thể dễ dàng di chuyển, nhằm giúp nhân viên có thể thoải mái hoạt động trong văn phòng.

Phong cách linh hoạt sẽ có nhiều đặc điểm tương tự như một văn phòng mở. Thiết kế này đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi không chỉ giúp tiết kiệm diện tích, mà còn giúp nhân viên tự do, linh hoạt.

14. Phong cách thiết kế nội thất văn phòng Vintage
Phong cách Vintage sẽ có nhiều điểm tương đồng với phong cách cổ điển. Phong cách Vintage hướng đến thiết kế một văn phòng vừa sang trọng, vừa ấm áp.


15. Phong cách thiết kế nội thất văn phòng tối giản
Phong cách thiết kế văn phòng tối giản hay còn biết đến với tên gọi khác là Minimalism. Đây là phong cách thiết kế đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc tinh gọn, đơn giản, gọn gàng, nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố tự nhiên, hiện đại và không được đơn điệu, nhàm chán.

Với phong cách tối giản, các kiến trúc sư sẽ đơn giản hóa tất cả các đồ dùng nội thất và các chi tiết thiết kế. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo công năng sử dụng, nhằm giúp văn phòng trở nên khoa học, chuyên nghiệp hơn.
Phong cách tối giản rất thích hợp cho những văn phòng có diện tích nhỏ, giúp không chỉ tối ưu diện tích mà còn tiết kiệm chi phí tối đa. Phong cách decor văn phòng đẹp này cũng không sử dụng quá nhiều màu sắc trong thiết kế, thông thường chỉ tối đa 3 màu trong cùng một không gian. Mà tập trung vào sự tinh tế, tiện nghi và ánh sáng của văn phòng.

16. Phong cách thiết kế văn phòng công nghiệp
Phong cách công nghiệp là sự kết hợp và dung hòa, sáng tạo giữa 2 phong cách decor văn phòng làm việc trong cùng 1 không gian: không gian làm việc và không gian nhà máy, khu công nghiệp.

Với sự độc đáo, khác biệt của mình, thiết kế văn phòng phong cách công nghiệp đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay trong việc thiết kế văn phòng. Phong cách công nghiệp mang đến một không gian gần gũi, mộc mạc mà còn đầy ấn tượng và sáng tạo.
Đặc trưng của phong cách văn phòng công nghiệp:
- Không gian mở, có sự kết nối lẫn nhau. Những thiết bị chở hàng hoặc thi công thường được tận dụng để làm vách ngăn hoặc vách ngăn làm bằng kính, gỗ để phân chia.
- Những tông màu thường được dùng là trắng, đen và xám. Ngoài ra cũng có thể tạo điểm nhấn bằng màu cam, xanh, vàng.
- Nội thất làm từ chất liệu mộc mạc như gỗ, thép, gạch, xi măng, … giúp làm bật tính công nghiệp và cho không gian hài hoà hơn.

17. Phong cách thiết kế nội thất văn phòng Eco
Phong cách Eco hướng đến việc mang thiên nhiên, cây xanh hay tiểu cảnh vào trong văn phòng. Nhằm tạo ra một không gian thoáng đãng, tươi mát, hòa hợp với thiên nhiên. Đồng thời, tạo ra một môi trường sống dung hòa giữa con người với các yếu tố tự nhiên xung quanh.

Không chỉ vậy, phong cách Eco còn tạo ra một văn hóa sống xanh cho nhân viên trong môi trường công sở. Giúp xây dựng thói quen và lối sống lành mạnh. Đồng thời, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho từng người.
Đặc trưng chính của phong cách Eco đó chính là việc sử dụng tối đa các yếu tố thiên nhiên như cây xanh, ánh sáng, nắng, gió,… vào không gian văn phòng.

18. Phong cách thiết kế văn phòng Rustic
Ra đời vào khoảng thế kỷ 60, những không gian được decor theo phong cách Rustic sẽ mang đến cho nhân viên cảm giác mộc mạc, thân thuộc, nhờ vào việc sử dụng những loại vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, kết hợp với những bức tường xi măng hay gạch thô sơ.

Phong cách Rustic thường sử dụng những yếu tố mang tính thiên nhiên để giúp decor văn phòng đẹp như cây xanh, bức tường gạch, đất đá,… hay thậm chí là sử dụng một bức tường thô không cần tráng xi măng.

19. Phong cách thiết kế nội thất văn phòng mở
Phong cách mở là xu hướng thiết kế nội thất văn phòng hiện nay. Với phong cách này, những bức tường kín hay những vách ngăn sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Không gian sẽ luôn được thông thoáng, nhằm tối đa không gian chung giữa các phòng ban, để tăng tính kết nối cho các nhân viên lại với nhau.


20. Phong cách thiết kế văn phòng đẹp hiện đại
Khi thiết kế văn phòng làm việc phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cũng như sự thoải mái cho nhân viên. Phong cách thiết kế hiện đại chính là dùng những nội thất, máy móc hiện đại để làm điều đó. Phong cách hiện đại giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, nhưng vẫn tăng được hiệu quả làm việc.
Mô hình văn phòng phong cách hiện đại ngày nay được ứng dụng phổ biến do phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.


21. Phong cách thiết kế văn phòng Homesick
Đối với phong cách Homesick, không gian làm việc sẽ được thiết kế tương tự như một ngôi nhà. Vừa đầy đủ công năng phục vụ cho công việc, vừa có không gian thoải mái để thư giãn. Điều này giúp nhân viên có cảm giác như văn phòng là ngôi nhà thứ 2.
Khi lựa chọn phong cách Homesick, cần lưu ý trang trí nội thất sao cho đầy đủ tiện ích nhưng vẫn thư giãn như ở nhà được.


22. Phong cách thiết kế văn phòng Brutalism
Một trong những phong cách thiết kế nội thất văn phòng phổ biến hiện nay là phong cách Brutalism. Phòng làm việc tận dụng các vật liệu như gạch, xi măng, bàn gỗ, dây thừng,… cho không gian mộc mạc và đơn giản nhất có thể.
Phong cách mộc mạc này phù hợp với những công ty yêu cầu độ sáng tạo cao, mang tính nghệ thuật và gần gũi. Ngoài ra, sử dụng tường gạch và xi măng cũng giúp tiết kiệm được chi phí và tạo ấn tượng cho người xem.


23. Phong cách trang trí văn phòng đa sắc màu
Màu sắc là yếu tố quan trọng có thể thúc đẩy khả năng sáng tạo của nhân viên. Phong cách đa sắc màu lựa chọn những màu sắc khác nhau một cách thông minh và được tính toán kỹ lưỡng. Màu sắc không chỉ giúp chất lượng mà còn giúp hiệu quả công việc được tăng cao.
Tuy nhiên, cần lựa chọn màu sắc để phối hợp sao cho phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu. Từ đó, văn phòng làm việc sẽ trở nên độc đáo và ấn tượng hơn.


24. Phong cách trang trí nội thất Co-working
Phong cách thiết kế nội thất văn phòng chung là phân chia không gian rộng lớn nhưng vẫn đảm bảo được tính liên kết với nhau. Co-working là mô hình văn phòng đặc biệt phù hợp với các công ty startup hoặc công ty có diện tích nhỏ.
Thiết kế văn phòng làm việc chung dùng các đồ nội thất đơn giản nhưng vẫn mang lại tiện ích cho người dùng.


25. Phong cách thiết kế văn phòng Á Đông
Phong cách Á Đông tập trung nhiều vào sự tối giản. Những nội thất, máy móc, vật trang trí,… không quá cầu kỳ và nhiều màu sắc do phong cách này chịu ảnh hưởng từ văn hoá Trung Hoa. Đặc điểm của phong cách Á Đông:
- Nội thất đơn giản, mang đậm tính chất phương Đông. Bên cạnh đó, cũng phải đáp ứng được công năng, và hỗ trợ cho không gian tinh tế hơn.
- Phong thuỷ là yếu tố không thể thiếu khi thiết kế văn phòng Á Đông. Nếu lựa chọn phong cách này, cần tìm hiểu kỹ ngũ hành và cách sắp xếp hợp lý, giúp công ty luôn phát đạt.


26. Phong cách thiết kế văn phòng châu Âu
Decor văn phòng đẹp và sang trọng với phong cách châu Âu. Văn phòng châu Âu có vẻ hiện đại và trang nhã như quý tộc ngày xưa, đồng thời các nội thất cũng rất đơn giản. Điều này cho khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp của công ty.
Phong cách châu Âu trong văn phòng không cần quá nhiều số lượng đồ nội thất, vì sẽ gây phản tác dụng, ngột ngạt. Các chất liệu thường dùng trong thiết kế nơi làm việc châu Âu là gỗ, đá, kính, kim loại, mạ vàng,…


Trên đây là tổng hợp 24+ phong cách thiết kế nội thất văn phòng hot nhất và phổ biến nhất tại thời điểm hiện tại. Hy vọng qua bài viết của Crystal Design – TPL, bạn đã tìm thấy phong cách thiết kế phù hợp với điều kiện và sở thích của mình.